Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Những cầu thủ Đức suốt bao thế hệ luôn mạnh mẽ và sắt đá, với những người thủ lĩnh luôn được ví như những con “sói đầu đàn”: Lothar Matthaus, Oliver Kahn, Michael Ballack,…
Philipp Lahm: Người đưa “Sói đầu đàn” vào truyền thuyết.
Nhưng thời thế thay đổi và nhiều thứ cũng đổi thay, Die Mannschaft thời gian qua không cần một “thủ lĩnh sói” như trước nhưng vẫn có thể đưa họ tới đỉnh vinh quang. Đơn giản, vì họ có Philipp Lahm...

TỪ THẦN TƯỢNG MEHMET SCHOLL
Lahm được sinh ra trong một gia đình yêu bóng đá cuồng nhiệt. Cả cha và mẹ đều gặp gỡ và lấy nhau khi đều đang làm việc cho đội bóng địa phương FT Gern, cậu bé Philipp Lahm được truyền niềm đam mê với túc cầu giáo ngay từ thưở mới lọt lòng. Một thứ tình yêu được truyền qua hai thế hệ.
Từ đó, với mối quan hệ rất gần gũi với FT Gern, Lahm nhanh chóng đến đây tập luyện và dần dần khẳng định được khả năng của bản thân mình. Đội bóng nhỏ bé ấy biết rằng họ đang sở hữu một cậu nhóc có tiềm năng cực lớn nhưng có lẽ sẽ chẳng ai ngờ ngôi sao nhí ấy sau này sẽ vươn tầm thế giới trở thành một trong những danh thủ xuất sắc nhất thế giới.
Nhưng rồi “cái ao” của Gern là không đủ để một “con cá” có sức vẫy vùng và tiềm năng to lớn như Lahm thể hiện dù đó chỉ là cấp độ đội trẻ. Năm 11 tuổi, anh gia nhập gã khổng lồ Bayern Muchen như một điều dĩ nhiên nó phải xảy ra. Một khoảnh khắc của số phận mà sau này thì chặng đường đã đi cũng sẽ chỉ làm nền cho một huyền thoại.
P. Lahm thời thơ ấu.
Tuy nhiên có một chi tiết mà ít người để ý tới. Philipp Lahm mà tất cả chúng ta biết đã làm nên tên tuổi ở vị trí hậu vệ cánh. Tuy nhiên, thần tượng thưở ban đầu của anh lại là Mehmet Scholl - một tiền vệ tấn công, tượng đài của Bayern Munich. Nhưng rồi, Lahm biết rằng vị trí tiền vệ tấn công đó không phải là dành cho mình.
“Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể lấy Mehmet làm hình mẫu cho mình nữa. Thay vào đó tôi chuyển sang theo dõi Paolo Maldini.”
- Philipp Lahm

Lahm trải qua các cấp độ đội trẻ cùng Hùm xám, mặc kệ những bất lợi về mặt thể hình thì anh vẫn là một gương mặt không thể thiếu. Hai chức vô địch Bundesliga trẻ, được đưa lên đội B của Bayern năm 17 tuổi. Bước sang mùa giải thứ hai được tín nhiệm đeo tấm băng đội trưởng. Những điều này đã nói lên tất cả.
Ông Hermann Hummels - huấn luyện viên đội trẻ Bayern Munich thời điểm đó chia sẻ:“Nếu Philipp Lahm không thể giành Bundesliga thì không ai có thể làm được.”

ĐẾN NGÔI SAO CỦA MUNICH
Với những bước tiến vượt bậc, Lahm nhanh chóng được đôn lên đội hình một của Bayern Munich. Tuy nhiên với những Bixente Lizarazu và Willy Sagnol trong đội hình, cầu thủ trẻ người Đức gần như không có cơ hội để thể hiện mình. Đó có lẽ cũng là điều dễ hiểu khi cặp đôi hậu vệ người Pháp vẫn đang thi đấu quá ổn định trong đội hình của Hùm xám. Và Lahm không thể cứ chờ đợi một cơ hội được đá chính gần như cực thấp như vậy. Và anh ra đi dưới dạng cho mượn để tích lũy kinh nghiệm trận mạc. Điểm đến là một Stuttgart dưới quyền Felix Magath. Một sự lựa chọn chính xác của Zauberzwerg - biệt danh của Lahm. Được mang về sân Gottlieb-Daimler-Stadion như một phương án dự phòng cho Andreas Hinkel ở vị trí hậu vệ phải, nhưng Magath đã nhanh chóng nhận ra khả năng thi đấu của cậu học trò mình ở phía cánh đối diện. Và chỉ sau sáu trận đấu,  Lahm đã chiếm được vị trí chính thức của Heiko Gerber. Phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực và cố gắng đó chính là 38 trận đấu cùng Die Roten và đứng thứ hai trong cuộc đua danh hiệu Cầu thủ Đức xuất sắc nhất năm.
P. Lahm- Siêu sao của Hùm xám.
Nhưng Philipp Lahm là Bayern Munich và chỉ của Bayern. Như mọi đứa con xa nhà, anh ra đi là để có ngày trở lại chứng minh thực lực của bản thân mình. Trở về Munich sau hai năm lưu lạc, và anh đã không còn đi đâu nữa. Đơn giản vì Hùm xám không thể thiếu chàng lùn của mình.
Những danh hiệu tập thể, những lời ngợi ca của người hâm mộ là quá đủ để khái quát về Lahm.Barcelona, Manchester United, Real Madrid,… tất cả chẳng là gì so với tình yêu nước Đức và tình cảm trọn vẹn cho Bayern Munich. Hơn 20 năm ở xứ Bavaria, chàng lùn thi đấu tất cả những vị trí được yêu cầu. Hậu vệ trái, hậu vệ phải rồi tiền vệ kiến thiết lùi sâu, trải qua bao đời huấn luyện viên, thời gian vật đổi sao dời nhưng chưa một ai đánh giá thấp cầu thủ sinh năm 1983 ấy. Ở vị trí nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, không một tì vết. Thậm chí, tháng 3/2014, báo chí Đức đã phải dùng từ “hoàn hảo” và gọi anh là “Mr.100%” sau một thống kê chỉ ra “Chàng lùn ma thuật” đã thực hiện thành công 133 đường chuyền trong cuộc đối đầu với Hertha Berlin tại Bundesliga với tỉ lệ chính xác 100%.
Như danh thủ Xavi của Barcelona chia sẻ về người đồng nghiệp: “Lahm là cầu thủ hàng đầu với rất nhiều phẩm chất. Bạn có thể đá khi có anh ấy ở phía sau, ở giữa hoặc khi anh ấy băng lên phía trước cũng rất tốt. Anh ấy không ngừng theo đuổi đam mê đơn giản chỉ để ngày càng tiến bộ hơn”.

Còn Pep Guardiola thì nhận xét về cậu học trò: “Lahm là cầu thủ thông minh nhất tôi từng huấn luyện.”

Anh hùng trọng anh hùng, và chỉ chừng đó cũng giúp chúng ta hiểu giá trị của con người này.

ĐÂU CẦN LÀ “SÓI ĐẦU ĐÀN”
Trong một chương trình truyền hình, nhà báo Vũ Công Lập từng dùng một cụm từ rất hay là “Sói đầu đàn” để chỉ những người thủ quân trong lịch sử Bóng đá Đức trước kia. Những người đội trưởng “thét ra lửa” với “quyền uy tối thượng” trong đội bóng là một đặc trưng của đội tuyển Đức. Stefan Effenberg, Oliver Kahn, Michael Ballack,… ta chẳng cần phải bàn cãi thêm nữa về tài năng của họ. Và còn một thứ ta nhớ hơn nữa là khả năng lãnh đạo và quyền lực trong một tập thể.
Nhưng thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ. Sau cuộc cách mạng bóng đá đầu thế kỉ XXI, một thế hệ cầu thủ Đức mới đã được ươm mầm. Sau thất bại ở Euro 2004, Philipp Lahm và Bastian Schweinsteiger là những người tiên phong cho cuộc cải cách đó. Để rồi sáu năm sau, với tấm băng đội trưởng trên tay bước đi trên thảm cỏ của Vòng chung kết World Cup 2010, Philipp Lahm đã đánh dấu chấm hết cho thế hệ của những con “sói đầu đàn” trong phòng thay đồ. Dẫu rằng tấm băng thủ quân ấy bất ngờ đến với anh sau một chấn thương đen đủi của Ballack.
Anh ôn hòa hơn, tinh tế hơn những người tiền nhiệm. Ở cả Bayern lẫn đội tuyển Đức, Lahm không cần phải gào thét quá nhiều để đưa ra những mệnh lệnh. Anh là thủ lĩnh trong lòng đồng đội cũng như các cổ động viên từ chính thần thái kiên định sắt đá tỏa ra trong vóc người bé nhỏ. 

VĨ THANH
Tài năng, trung thành, nhiệt huyết, thông minh, kiên định,… Có lẽ những mĩ từ trên chẳng hề ngoa khi dành nó cho Philipp Lahm. Đâu cần phải là một con “sói đầu đàn” mới khiến mọi người vị nể. Đôi khi điều đó đến từ những điều bình dị mà con người ta thể hiện ra trong một quá trình dài.
Bóng đá Đức đã có một cuộc cách mạng thành công để thay đổi. Và rồi sau này khi ta điểm lại cả một hành trình đó, Philipp Lahm chính là đại diện cho cả một thế hệ Die Mannschaft với tư duy mới. Ở Bayern Munich, anh là một, là riêng, là duy nhất. Với người Đức, Lahm đơn giản xứng đáng với hai chữ : Huyền thoại!

Philipp Lahm: Người đưa "Sói đầu đàn vào truyền thuyết"

Những cầu thủ Đức suốt bao thế hệ luôn mạnh mẽ và sắt đá, với những người thủ lĩnh luôn được ví như những con “sói đầu đàn”: Lothar Matthaus, Oliver Kahn, Michael Ballack,…
Philipp Lahm: Người đưa “Sói đầu đàn” vào truyền thuyết.
Nhưng thời thế thay đổi và nhiều thứ cũng đổi thay, Die Mannschaft thời gian qua không cần một “thủ lĩnh sói” như trước nhưng vẫn có thể đưa họ tới đỉnh vinh quang. Đơn giản, vì họ có Philipp Lahm...

TỪ THẦN TƯỢNG MEHMET SCHOLL
Lahm được sinh ra trong một gia đình yêu bóng đá cuồng nhiệt. Cả cha và mẹ đều gặp gỡ và lấy nhau khi đều đang làm việc cho đội bóng địa phương FT Gern, cậu bé Philipp Lahm được truyền niềm đam mê với túc cầu giáo ngay từ thưở mới lọt lòng. Một thứ tình yêu được truyền qua hai thế hệ.
Từ đó, với mối quan hệ rất gần gũi với FT Gern, Lahm nhanh chóng đến đây tập luyện và dần dần khẳng định được khả năng của bản thân mình. Đội bóng nhỏ bé ấy biết rằng họ đang sở hữu một cậu nhóc có tiềm năng cực lớn nhưng có lẽ sẽ chẳng ai ngờ ngôi sao nhí ấy sau này sẽ vươn tầm thế giới trở thành một trong những danh thủ xuất sắc nhất thế giới.
Nhưng rồi “cái ao” của Gern là không đủ để một “con cá” có sức vẫy vùng và tiềm năng to lớn như Lahm thể hiện dù đó chỉ là cấp độ đội trẻ. Năm 11 tuổi, anh gia nhập gã khổng lồ Bayern Muchen như một điều dĩ nhiên nó phải xảy ra. Một khoảnh khắc của số phận mà sau này thì chặng đường đã đi cũng sẽ chỉ làm nền cho một huyền thoại.
P. Lahm thời thơ ấu.
Tuy nhiên có một chi tiết mà ít người để ý tới. Philipp Lahm mà tất cả chúng ta biết đã làm nên tên tuổi ở vị trí hậu vệ cánh. Tuy nhiên, thần tượng thưở ban đầu của anh lại là Mehmet Scholl - một tiền vệ tấn công, tượng đài của Bayern Munich. Nhưng rồi, Lahm biết rằng vị trí tiền vệ tấn công đó không phải là dành cho mình.
“Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể lấy Mehmet làm hình mẫu cho mình nữa. Thay vào đó tôi chuyển sang theo dõi Paolo Maldini.”
- Philipp Lahm

Lahm trải qua các cấp độ đội trẻ cùng Hùm xám, mặc kệ những bất lợi về mặt thể hình thì anh vẫn là một gương mặt không thể thiếu. Hai chức vô địch Bundesliga trẻ, được đưa lên đội B của Bayern năm 17 tuổi. Bước sang mùa giải thứ hai được tín nhiệm đeo tấm băng đội trưởng. Những điều này đã nói lên tất cả.
Ông Hermann Hummels - huấn luyện viên đội trẻ Bayern Munich thời điểm đó chia sẻ:“Nếu Philipp Lahm không thể giành Bundesliga thì không ai có thể làm được.”

ĐẾN NGÔI SAO CỦA MUNICH
Với những bước tiến vượt bậc, Lahm nhanh chóng được đôn lên đội hình một của Bayern Munich. Tuy nhiên với những Bixente Lizarazu và Willy Sagnol trong đội hình, cầu thủ trẻ người Đức gần như không có cơ hội để thể hiện mình. Đó có lẽ cũng là điều dễ hiểu khi cặp đôi hậu vệ người Pháp vẫn đang thi đấu quá ổn định trong đội hình của Hùm xám. Và Lahm không thể cứ chờ đợi một cơ hội được đá chính gần như cực thấp như vậy. Và anh ra đi dưới dạng cho mượn để tích lũy kinh nghiệm trận mạc. Điểm đến là một Stuttgart dưới quyền Felix Magath. Một sự lựa chọn chính xác của Zauberzwerg - biệt danh của Lahm. Được mang về sân Gottlieb-Daimler-Stadion như một phương án dự phòng cho Andreas Hinkel ở vị trí hậu vệ phải, nhưng Magath đã nhanh chóng nhận ra khả năng thi đấu của cậu học trò mình ở phía cánh đối diện. Và chỉ sau sáu trận đấu,  Lahm đã chiếm được vị trí chính thức của Heiko Gerber. Phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực và cố gắng đó chính là 38 trận đấu cùng Die Roten và đứng thứ hai trong cuộc đua danh hiệu Cầu thủ Đức xuất sắc nhất năm.
P. Lahm- Siêu sao của Hùm xám.
Nhưng Philipp Lahm là Bayern Munich và chỉ của Bayern. Như mọi đứa con xa nhà, anh ra đi là để có ngày trở lại chứng minh thực lực của bản thân mình. Trở về Munich sau hai năm lưu lạc, và anh đã không còn đi đâu nữa. Đơn giản vì Hùm xám không thể thiếu chàng lùn của mình.
Những danh hiệu tập thể, những lời ngợi ca của người hâm mộ là quá đủ để khái quát về Lahm.Barcelona, Manchester United, Real Madrid,… tất cả chẳng là gì so với tình yêu nước Đức và tình cảm trọn vẹn cho Bayern Munich. Hơn 20 năm ở xứ Bavaria, chàng lùn thi đấu tất cả những vị trí được yêu cầu. Hậu vệ trái, hậu vệ phải rồi tiền vệ kiến thiết lùi sâu, trải qua bao đời huấn luyện viên, thời gian vật đổi sao dời nhưng chưa một ai đánh giá thấp cầu thủ sinh năm 1983 ấy. Ở vị trí nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, không một tì vết. Thậm chí, tháng 3/2014, báo chí Đức đã phải dùng từ “hoàn hảo” và gọi anh là “Mr.100%” sau một thống kê chỉ ra “Chàng lùn ma thuật” đã thực hiện thành công 133 đường chuyền trong cuộc đối đầu với Hertha Berlin tại Bundesliga với tỉ lệ chính xác 100%.
Như danh thủ Xavi của Barcelona chia sẻ về người đồng nghiệp: “Lahm là cầu thủ hàng đầu với rất nhiều phẩm chất. Bạn có thể đá khi có anh ấy ở phía sau, ở giữa hoặc khi anh ấy băng lên phía trước cũng rất tốt. Anh ấy không ngừng theo đuổi đam mê đơn giản chỉ để ngày càng tiến bộ hơn”.

Còn Pep Guardiola thì nhận xét về cậu học trò: “Lahm là cầu thủ thông minh nhất tôi từng huấn luyện.”

Anh hùng trọng anh hùng, và chỉ chừng đó cũng giúp chúng ta hiểu giá trị của con người này.

ĐÂU CẦN LÀ “SÓI ĐẦU ĐÀN”
Trong một chương trình truyền hình, nhà báo Vũ Công Lập từng dùng một cụm từ rất hay là “Sói đầu đàn” để chỉ những người thủ quân trong lịch sử Bóng đá Đức trước kia. Những người đội trưởng “thét ra lửa” với “quyền uy tối thượng” trong đội bóng là một đặc trưng của đội tuyển Đức. Stefan Effenberg, Oliver Kahn, Michael Ballack,… ta chẳng cần phải bàn cãi thêm nữa về tài năng của họ. Và còn một thứ ta nhớ hơn nữa là khả năng lãnh đạo và quyền lực trong một tập thể.
Nhưng thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ. Sau cuộc cách mạng bóng đá đầu thế kỉ XXI, một thế hệ cầu thủ Đức mới đã được ươm mầm. Sau thất bại ở Euro 2004, Philipp Lahm và Bastian Schweinsteiger là những người tiên phong cho cuộc cải cách đó. Để rồi sáu năm sau, với tấm băng đội trưởng trên tay bước đi trên thảm cỏ của Vòng chung kết World Cup 2010, Philipp Lahm đã đánh dấu chấm hết cho thế hệ của những con “sói đầu đàn” trong phòng thay đồ. Dẫu rằng tấm băng thủ quân ấy bất ngờ đến với anh sau một chấn thương đen đủi của Ballack.
Anh ôn hòa hơn, tinh tế hơn những người tiền nhiệm. Ở cả Bayern lẫn đội tuyển Đức, Lahm không cần phải gào thét quá nhiều để đưa ra những mệnh lệnh. Anh là thủ lĩnh trong lòng đồng đội cũng như các cổ động viên từ chính thần thái kiên định sắt đá tỏa ra trong vóc người bé nhỏ. 

VĨ THANH
Tài năng, trung thành, nhiệt huyết, thông minh, kiên định,… Có lẽ những mĩ từ trên chẳng hề ngoa khi dành nó cho Philipp Lahm. Đâu cần phải là một con “sói đầu đàn” mới khiến mọi người vị nể. Đôi khi điều đó đến từ những điều bình dị mà con người ta thể hiện ra trong một quá trình dài.
Bóng đá Đức đã có một cuộc cách mạng thành công để thay đổi. Và rồi sau này khi ta điểm lại cả một hành trình đó, Philipp Lahm chính là đại diện cho cả một thế hệ Die Mannschaft với tư duy mới. Ở Bayern Munich, anh là một, là riêng, là duy nhất. Với người Đức, Lahm đơn giản xứng đáng với hai chữ : Huyền thoại!

Trong những mùa giải gần đây, Sanchez luôn là một trong số những cầu thủ thi đấu xuất sắc nhất của Arsenal nhưng Sanchez cũng không thể gánh được một Arsenal luôn thi đấu bạc nhược ở nửa sau mùa giải. 
Alexis Sanchez: Nốt thăng lạc điệu trong bản ballad yếu đuối.
So sánh Sanchez với cái gì cũng được, từ chú Cuội cô đơn nơi gốc cây đa vắt vẻo cung trăng đến một nốt thăng mạnh mẽ lạc điệu trong một bản Ballad buồn đầy yếu đuối. Anh cô độc, anh mỏi gối giữa một Arsenal hừng hực lửa trẻ nhưng không có khí chất và bản lĩnh của một đại gia. Pháo thủ luôn là thế, bay rất cao rồi gãy cánh và rơi tự do vào đúng thời điểm này của mùa giải. Những hy vọng vừa được thắp lên tại Emirates bỗng như một con lửa chập chờn chực tắt: họ sẽ gặp Bayern tại Champions League và vừa thua hai trận liền tại giải quốc nội. Này Sanchez, anh nghĩ rằng đây sẽ lại là một mùa vứt đi, phải không?

NHÌN SANCHEZ, NGẪM SUAREZ
Nói đây là một mùa vứt đi của bất kỳ một đội bóng nào vào thời điểm này thì quá sớm. Barca đang kém Real 3 điểm, đá nhiều hơn một trận, nhưng Messi vừa thêm một lần khiến cả thế giới phải kinh ngạc vì màn nhảy múa trước Espanyol. PSG đang miệt mài đuổi theo Nice với khoảng cách 7 điểm, nhưng không ai biết liệu hiện tượng bay cao cùng Balotelli đến khi nào sẽ tắt lịm. Biết là vậy, nhưng chúng ta đang nói về Arsenal. Arsenal, trong một mùa giải mà Chelsea quá huỷ diệt so với phần còn lại. Arsenal, với một lối đá đẹp nhưng bất kì chiếc cúp lớn nào cũng chỉ là mơ mộng xa xôi.
Arsenal, với một căn bệnh cố hữu mà có thể là sẽ không thể giải quyết được khi Giáo sư Wenger vẫn không có sự thay đổi. Arsenal, với những cái tên mà bao đại gia thèm muốn, từ Sanchez, Ozil đến Xhaka, Bellerin, Koscielny, Cech. Nhưng khi họ đứng cùng nhau trong một tập thể, thì đấy là một tập thể hoàn toàn không có tính thống trị. Van Persie từng đâm một nhát dao vào tim các Gooners bằng câu nói: Tôi không tiếc vì rời Arsenal, tôi chỉ tiếc vì đã đến M.U quá muộn. Tại sao thế? Vì ở Old Trafford thời Sir Alex Ferguson, người ta cảm nhận được cái hồn, cái khí, cái lửa, cái tầm. Ở Arsenal, tất cả mọi thứ đó đều thiếu một chút, người ta chỉ thấy một Pháo thủ đứng nơi lưng chừng con dốc của đỉnh cao, như một kẻ đã ngấp nghé vị thế của một kẻ chinh phạt ngôi đầu, nhưng lại không dám nhón chân qua khỏi lằn ranh mong manh giữa một kẻ mạnh và một kẻ chinh phạt.
Alexis Sanchez thất vọng sau trận thua Man City vừa qua.
Sanchez rất hiểu điều đó, và phải chăng anh đang thấy sai lầm khi cập bến Emirates? Anh rời Barcelona để tìm một nơi mà ở đó, anh có thể thi đấu như một trụ cột không thể thay thế, và cái mà tiền đạo người Chile phải đánh đổi là những danh hiệu. Nhìn sang Luis Suarez, người đến Camp Nou để thay thế cho Sanchez, cũng có thể hiểu cho sự đắng cay mà số 7 của Pháo thủ đang cảm thấy. Bộ ba MSN rực sáng, và chữ S trong đó là của Suarez chứ chưa bao giờ là của Sanchez ngày xưa. Tiền đạo người Uruguay đã có đủ danh hiệu lớn nhỏ cùng Barca trong đúng khoảng thời gian Sanchez cày nát mọi mặt cỏ nước Anh rồi lại ôm hận sau mỗi trận thua khó hiểu. 
Hay là bây giờ hãy thừa nhận với nhau rằng có những thứ Sanchez không thể bằng Suarez, bất chấp những sự khác biệt về mặt vị trí và cách thi đấu? Thật chua chát và khó khăn khi nói ai đó thua kém một người khác, nhất là khi cả hai đều ở tầm ngôi sao. Nhưng thật vậy, những bước chạy của Suarez bây giờ toát ra sự tự tôn và đẳng cấp của một cầu thủ hàng đầu thế giới, còn Sanchez, thật tiếc, là chỉ dừng lại ở mức “xuất sắc hoặc tiệm cận xuất sắc”. S7 đã từng gồng gánh cả một tập thể Liverpool dưới thời Brendan Rodgers, thổi lửa vào đôi chân các đồng đội; còn giờ S7 của Arsenal không thể làm được một điều giống như thế. Sanchez, lựa chọn Arsenal có thể là một sai lầm của anh, nhưng có bao giờ anh nghĩ chính cái ngồi thụp xuống mặt cỏ đó và vẻ mặt thất thần đó là những gì anh nên nhận được, để biết chính xác mình đang ở đâu, để hướng tới một tương lai có danh hiệu, nhưng sẽ không còn là một nhân vật không thể thay thế nữa?
Bởi đó mới là vị thế xứng đáng với một người xuất sắc, nhưng chưa xuất sắc đủ để vượt trội hay thống trị như anh…

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ DÁM THAY ĐỔI
Wenger vẫn đang làm tương đối tốt công việc mà ông phải làm, trừ một việc, đó là vô địch, hay nói khác đi là việc thay máu bộ mặt của Arsenal. Những nước cờ hợp lý với Iwobi, Xhaka hay Ozil của vài năm về trước vẫn chưa đủ để Wenger thắng ván cờ Premier League, bởi Chelsea đã mang về Conte, Liverpool có Klopp và đến cả một Pep Guardiola vật lộn cùng Man City thực tế vẫn đang xếp trên ông trên bảng xếp hạng. Vậy, vấn đề nằm ở đâu phải chăng cũng đã phần nào sáng tỏ?
Wenger có DNA của một người chiến thắng, điều đó quá đúng khi chúng ta nhìn lại hơn một thập kỷ về trước, khi Arsenal chỉ có đúng một nhiệm vụ là đá và thắng bất chấp đối thủ. Thế nhưng bây giờ, cái suy nghĩ về việc đá và thắng như một lẽ đương nhiên, cái suy nghĩ luôn tồn tại trong những cái đầu đang cống hiến tại Barcelona, Bayern Munchen, Real Madrid hay Juventus, sao thật quá khó để tìm thấy ở Arsenal, một đội bóng mà cứ đến khoảng mùa Giáng sinh hay Năm mới đều có thể để bị Everton vượt mặt chỉ vì yếu tâm lý. DNA chiến thắng của Wenger đã là của ngày xưa, giờ đây Pháo thủ đang cần một bộ DNA mới hơn, tràn trề sinh khí hơn của một ai đó không ôm đầu thất vọng trên băng ghế chỉ đạo… Dù đội nhà có đang thua cuộc.
Còn với Sanchez, chắc chắn anh sẽ không ở Arsenal lâu như Van Persie đã từng làm. Giờ đây, sau khi thua một trận nhạy cảm vào đúng một thời điểm nhạy cảm như thời gian thương thảo hợp đồng, kể cả khi đội chủ sân Emirates có đồng ý tăng lương cho anh, thì Sanchez cũng chưa chắc đã ở lại. Một nốt thăng cần phải tìm một một bản Ballad, Jazz hoặc Rock mới có một hoặc một vài nốt cao trào. Vì khi tiền đạo người Chile nghỉ ngơi hậu giải nghệ, thứ mà anh nhìn ngắm mỗi ngày sẽ là tủ danh hiệu của mình, chứ không phải một quãng thời gian cố gắng chẳng đi tới đâu hay là mình đã đóng vai trò lớn thế nào ở một đội bóng, thật tiếc, chưa đủ lớn…
Arsenal không khủng hoảng, vì khủng hoảng là một điểm trũng bất ngờ, và mọi thứ trở nên tồi tệ trước khi bình thường trở lại. Và khủng hoảng theo cách sẽ trở lại mạnh mẽ còn bớt đau hơn so với một điểm trũng không quá trũng nhưng mùa nào cũng diễn ra như một, để rồi về sau cuối chỉ còn là những cái ngẩng cao đầu. Đau, nhưng rất thật. Nếu Pháo thủ bung hết sức, chắc gì họ đã thắng được một Chelsea quá huỷ diệt ở mùa này, và rồi xếp thứ 2 hay xếp thứ 4, cuối cùng cũng vẫn chỉ là top 4. Cuối cùng, vẫn không phải là một chiếc cúp.Vì thế, điều tốt nhất cho cả Arsenal và Sanchez bây giờ là những lời chia tay? Bởi dù có đau lòng ra sao, thì sau đó vẫn sẽ có những niềm tin sáng lên về một sự chuyển mình. Một sự chuyển mình cần thiết, khi “top 4” đã là cụm từ quá cũ kỹ, đến mức kể cả các Gooners có nghe thấy thì cũng chẳng quá buồn như ngày xưa nữa...
Nguồn: Trên đường Pitch.
Xem thêm: Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất thế giới

Alexis Sanchez: Nốt thăng lạc điệu trong bản ballad yếu đuối

Trong những mùa giải gần đây, Sanchez luôn là một trong số những cầu thủ thi đấu xuất sắc nhất của Arsenal nhưng Sanchez cũng không thể gánh được một Arsenal luôn thi đấu bạc nhược ở nửa sau mùa giải. 
Alexis Sanchez: Nốt thăng lạc điệu trong bản ballad yếu đuối.
So sánh Sanchez với cái gì cũng được, từ chú Cuội cô đơn nơi gốc cây đa vắt vẻo cung trăng đến một nốt thăng mạnh mẽ lạc điệu trong một bản Ballad buồn đầy yếu đuối. Anh cô độc, anh mỏi gối giữa một Arsenal hừng hực lửa trẻ nhưng không có khí chất và bản lĩnh của một đại gia. Pháo thủ luôn là thế, bay rất cao rồi gãy cánh và rơi tự do vào đúng thời điểm này của mùa giải. Những hy vọng vừa được thắp lên tại Emirates bỗng như một con lửa chập chờn chực tắt: họ sẽ gặp Bayern tại Champions League và vừa thua hai trận liền tại giải quốc nội. Này Sanchez, anh nghĩ rằng đây sẽ lại là một mùa vứt đi, phải không?

NHÌN SANCHEZ, NGẪM SUAREZ
Nói đây là một mùa vứt đi của bất kỳ một đội bóng nào vào thời điểm này thì quá sớm. Barca đang kém Real 3 điểm, đá nhiều hơn một trận, nhưng Messi vừa thêm một lần khiến cả thế giới phải kinh ngạc vì màn nhảy múa trước Espanyol. PSG đang miệt mài đuổi theo Nice với khoảng cách 7 điểm, nhưng không ai biết liệu hiện tượng bay cao cùng Balotelli đến khi nào sẽ tắt lịm. Biết là vậy, nhưng chúng ta đang nói về Arsenal. Arsenal, trong một mùa giải mà Chelsea quá huỷ diệt so với phần còn lại. Arsenal, với một lối đá đẹp nhưng bất kì chiếc cúp lớn nào cũng chỉ là mơ mộng xa xôi.
Arsenal, với một căn bệnh cố hữu mà có thể là sẽ không thể giải quyết được khi Giáo sư Wenger vẫn không có sự thay đổi. Arsenal, với những cái tên mà bao đại gia thèm muốn, từ Sanchez, Ozil đến Xhaka, Bellerin, Koscielny, Cech. Nhưng khi họ đứng cùng nhau trong một tập thể, thì đấy là một tập thể hoàn toàn không có tính thống trị. Van Persie từng đâm một nhát dao vào tim các Gooners bằng câu nói: Tôi không tiếc vì rời Arsenal, tôi chỉ tiếc vì đã đến M.U quá muộn. Tại sao thế? Vì ở Old Trafford thời Sir Alex Ferguson, người ta cảm nhận được cái hồn, cái khí, cái lửa, cái tầm. Ở Arsenal, tất cả mọi thứ đó đều thiếu một chút, người ta chỉ thấy một Pháo thủ đứng nơi lưng chừng con dốc của đỉnh cao, như một kẻ đã ngấp nghé vị thế của một kẻ chinh phạt ngôi đầu, nhưng lại không dám nhón chân qua khỏi lằn ranh mong manh giữa một kẻ mạnh và một kẻ chinh phạt.
Alexis Sanchez thất vọng sau trận thua Man City vừa qua.
Sanchez rất hiểu điều đó, và phải chăng anh đang thấy sai lầm khi cập bến Emirates? Anh rời Barcelona để tìm một nơi mà ở đó, anh có thể thi đấu như một trụ cột không thể thay thế, và cái mà tiền đạo người Chile phải đánh đổi là những danh hiệu. Nhìn sang Luis Suarez, người đến Camp Nou để thay thế cho Sanchez, cũng có thể hiểu cho sự đắng cay mà số 7 của Pháo thủ đang cảm thấy. Bộ ba MSN rực sáng, và chữ S trong đó là của Suarez chứ chưa bao giờ là của Sanchez ngày xưa. Tiền đạo người Uruguay đã có đủ danh hiệu lớn nhỏ cùng Barca trong đúng khoảng thời gian Sanchez cày nát mọi mặt cỏ nước Anh rồi lại ôm hận sau mỗi trận thua khó hiểu. 
Hay là bây giờ hãy thừa nhận với nhau rằng có những thứ Sanchez không thể bằng Suarez, bất chấp những sự khác biệt về mặt vị trí và cách thi đấu? Thật chua chát và khó khăn khi nói ai đó thua kém một người khác, nhất là khi cả hai đều ở tầm ngôi sao. Nhưng thật vậy, những bước chạy của Suarez bây giờ toát ra sự tự tôn và đẳng cấp của một cầu thủ hàng đầu thế giới, còn Sanchez, thật tiếc, là chỉ dừng lại ở mức “xuất sắc hoặc tiệm cận xuất sắc”. S7 đã từng gồng gánh cả một tập thể Liverpool dưới thời Brendan Rodgers, thổi lửa vào đôi chân các đồng đội; còn giờ S7 của Arsenal không thể làm được một điều giống như thế. Sanchez, lựa chọn Arsenal có thể là một sai lầm của anh, nhưng có bao giờ anh nghĩ chính cái ngồi thụp xuống mặt cỏ đó và vẻ mặt thất thần đó là những gì anh nên nhận được, để biết chính xác mình đang ở đâu, để hướng tới một tương lai có danh hiệu, nhưng sẽ không còn là một nhân vật không thể thay thế nữa?
Bởi đó mới là vị thế xứng đáng với một người xuất sắc, nhưng chưa xuất sắc đủ để vượt trội hay thống trị như anh…

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ DÁM THAY ĐỔI
Wenger vẫn đang làm tương đối tốt công việc mà ông phải làm, trừ một việc, đó là vô địch, hay nói khác đi là việc thay máu bộ mặt của Arsenal. Những nước cờ hợp lý với Iwobi, Xhaka hay Ozil của vài năm về trước vẫn chưa đủ để Wenger thắng ván cờ Premier League, bởi Chelsea đã mang về Conte, Liverpool có Klopp và đến cả một Pep Guardiola vật lộn cùng Man City thực tế vẫn đang xếp trên ông trên bảng xếp hạng. Vậy, vấn đề nằm ở đâu phải chăng cũng đã phần nào sáng tỏ?
Wenger có DNA của một người chiến thắng, điều đó quá đúng khi chúng ta nhìn lại hơn một thập kỷ về trước, khi Arsenal chỉ có đúng một nhiệm vụ là đá và thắng bất chấp đối thủ. Thế nhưng bây giờ, cái suy nghĩ về việc đá và thắng như một lẽ đương nhiên, cái suy nghĩ luôn tồn tại trong những cái đầu đang cống hiến tại Barcelona, Bayern Munchen, Real Madrid hay Juventus, sao thật quá khó để tìm thấy ở Arsenal, một đội bóng mà cứ đến khoảng mùa Giáng sinh hay Năm mới đều có thể để bị Everton vượt mặt chỉ vì yếu tâm lý. DNA chiến thắng của Wenger đã là của ngày xưa, giờ đây Pháo thủ đang cần một bộ DNA mới hơn, tràn trề sinh khí hơn của một ai đó không ôm đầu thất vọng trên băng ghế chỉ đạo… Dù đội nhà có đang thua cuộc.
Còn với Sanchez, chắc chắn anh sẽ không ở Arsenal lâu như Van Persie đã từng làm. Giờ đây, sau khi thua một trận nhạy cảm vào đúng một thời điểm nhạy cảm như thời gian thương thảo hợp đồng, kể cả khi đội chủ sân Emirates có đồng ý tăng lương cho anh, thì Sanchez cũng chưa chắc đã ở lại. Một nốt thăng cần phải tìm một một bản Ballad, Jazz hoặc Rock mới có một hoặc một vài nốt cao trào. Vì khi tiền đạo người Chile nghỉ ngơi hậu giải nghệ, thứ mà anh nhìn ngắm mỗi ngày sẽ là tủ danh hiệu của mình, chứ không phải một quãng thời gian cố gắng chẳng đi tới đâu hay là mình đã đóng vai trò lớn thế nào ở một đội bóng, thật tiếc, chưa đủ lớn…
Arsenal không khủng hoảng, vì khủng hoảng là một điểm trũng bất ngờ, và mọi thứ trở nên tồi tệ trước khi bình thường trở lại. Và khủng hoảng theo cách sẽ trở lại mạnh mẽ còn bớt đau hơn so với một điểm trũng không quá trũng nhưng mùa nào cũng diễn ra như một, để rồi về sau cuối chỉ còn là những cái ngẩng cao đầu. Đau, nhưng rất thật. Nếu Pháo thủ bung hết sức, chắc gì họ đã thắng được một Chelsea quá huỷ diệt ở mùa này, và rồi xếp thứ 2 hay xếp thứ 4, cuối cùng cũng vẫn chỉ là top 4. Cuối cùng, vẫn không phải là một chiếc cúp.Vì thế, điều tốt nhất cho cả Arsenal và Sanchez bây giờ là những lời chia tay? Bởi dù có đau lòng ra sao, thì sau đó vẫn sẽ có những niềm tin sáng lên về một sự chuyển mình. Một sự chuyển mình cần thiết, khi “top 4” đã là cụm từ quá cũ kỹ, đến mức kể cả các Gooners có nghe thấy thì cũng chẳng quá buồn như ngày xưa nữa...
Nguồn: Trên đường Pitch.
Xem thêm: Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất thế giới

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Trong bóng đá, những cầu thủ có tốc độ cao thường rất có lợi trong những pha đối đầu với đối thủ. Vậy Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất thế giới hiện nay là ai?

10. Alexis Sanchez
Cầu thủ trẻ 27 người Chile hiện đang thi đấu cho Clb Arsenal và là bản hợp đồng đắt giá thứ 2 Clb này. Anh đã cùng đội tuyển Chile 2 lần tham dự Worldcup và mới đây đã giành chức vô địch Copa America sau khi đánh bại đội tuyển Argentina. Anh sở hữu tốc độ là 30,1 km/h.

9. Arjen Robben.
Đạt ngưỡng tốc độ 30,4 km/h, đội trưởng của tuyển Hà Lan năm nay 32 tuổi và đang thi đấu cho CLB Bayern Munich của Đức. Tờ báo The Guardian của UK xếp anh là cầu thủ xuất sắc thứ tư trên thế giới. Chắc hẳn ai cũng còn nhớ pha bứt tốc kinh hoàng của cầu thủ này vượt qua ra Ramos khi đối đầu đội tuyển Argentina.

8. Frank Rybery.
Cầu thủ người Pháp năm nay đã 33 tuổi nhưng vẫn có tốc độ đáng ngưỡng mộ 30,6 km/h. Anh đã 3 lần giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm của Pháp, 1 danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức và trở thành cầu thủ đầu tiên nắm giữ cả hai danh hiệu trên.
7. Wayne Rooney.
Rooney đội trưởng của Manchester United cũng như đội tuyển Anh đạt tốc độ 31,2 km/h khi có không gian thoải mái. Một điều khó tin đối với một cầu thủ đã sang bên kia sườn dốc sự nghiệp.

6. Lionel Messi.
Với tốc độ 32,5 km/h, Lionel Messi không phải là cầu thủ nhanh nhất thế giới nhưng không ai có thể phủ định anh chính là cầu thủ vĩ đại nhất thế giới hiện nay. Messi hiện đang thi đấu cho Barcelona và là một trong những cầu thủ quan trọng dẫn dắt đội bóng đến với nhiều danh hiệu.

5. Theo Walcott.
Với tốc độ tối đa 32,7 km/h, Theo Walcott như một tia chớp trên sân cỏ. Sức trẻ cho phép anh có thể duy trì ngưỡng tốc độ của mình trong thời gian dài. Anh là nhân tố quan trọng trong đội hình Arsenal F.C. và là cầu thủ trẻ tuổi nhất từng khoác áo đội tuyển Anh trên đấu trường quốc tế.

4. Cristiano Ronaldo.
Ronaldo chính là mẫu cầu thủ mang đến sự mãn nhãn cho người xem. Với ngưỡng tốc độ 33,6 km/h, thần đồng Bồ Đào Nha trở thành tay săn bàn hàng đầu cho đội tuyển cũng như tại cấp CLB.

3. Aaron Lennon.
Aaron Lennon vừa ký hợp đồng với Everton F.C. vào cuối năm 2015 sau khi được cho mượn từ Tottenham. Anh đã được gọi vào đội tuyển Anh. Không phải là một tên tuổi lớn trong làng túc cầu nhưng anh thực sự là một trong những cầu thủ nhanh nhất với ngưỡng tốc độ 33,8 km/h.

2. Gareth Bale.
Cầu thủ xứ Wales có ngưỡng tốc độ 34,7 km/h đáng kinh ngạc. Vào năm 2006, anh là cầu thủ trẻ nhất đại diện cho đội tuyển xứ Wales trên trường quốc tế. Hiện tại anh là cầu thủ đắt giá thứ 2 thế giới sau Paul Pogba.

1. Antonio Valencia.
Với ngưỡng tốc độ 35,3 km/h, cầu thủ chạy cánh người Ecuador của Manchester United chính là cầu thủ nhanh nhất thế giới hiện nay. Anh thực sự là một “con ma tốc độ” trên sân cỏ. Anh đã đạt được rất nhiều danh hiệu cùng với Manchester United,


Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất thế giới hiện nay

Trong bóng đá, những cầu thủ có tốc độ cao thường rất có lợi trong những pha đối đầu với đối thủ. Vậy Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất thế giới hiện nay là ai?

10. Alexis Sanchez
Cầu thủ trẻ 27 người Chile hiện đang thi đấu cho Clb Arsenal và là bản hợp đồng đắt giá thứ 2 Clb này. Anh đã cùng đội tuyển Chile 2 lần tham dự Worldcup và mới đây đã giành chức vô địch Copa America sau khi đánh bại đội tuyển Argentina. Anh sở hữu tốc độ là 30,1 km/h.

9. Arjen Robben.
Đạt ngưỡng tốc độ 30,4 km/h, đội trưởng của tuyển Hà Lan năm nay 32 tuổi và đang thi đấu cho CLB Bayern Munich của Đức. Tờ báo The Guardian của UK xếp anh là cầu thủ xuất sắc thứ tư trên thế giới. Chắc hẳn ai cũng còn nhớ pha bứt tốc kinh hoàng của cầu thủ này vượt qua ra Ramos khi đối đầu đội tuyển Argentina.

8. Frank Rybery.
Cầu thủ người Pháp năm nay đã 33 tuổi nhưng vẫn có tốc độ đáng ngưỡng mộ 30,6 km/h. Anh đã 3 lần giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm của Pháp, 1 danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức và trở thành cầu thủ đầu tiên nắm giữ cả hai danh hiệu trên.
7. Wayne Rooney.
Rooney đội trưởng của Manchester United cũng như đội tuyển Anh đạt tốc độ 31,2 km/h khi có không gian thoải mái. Một điều khó tin đối với một cầu thủ đã sang bên kia sườn dốc sự nghiệp.

6. Lionel Messi.
Với tốc độ 32,5 km/h, Lionel Messi không phải là cầu thủ nhanh nhất thế giới nhưng không ai có thể phủ định anh chính là cầu thủ vĩ đại nhất thế giới hiện nay. Messi hiện đang thi đấu cho Barcelona và là một trong những cầu thủ quan trọng dẫn dắt đội bóng đến với nhiều danh hiệu.

5. Theo Walcott.
Với tốc độ tối đa 32,7 km/h, Theo Walcott như một tia chớp trên sân cỏ. Sức trẻ cho phép anh có thể duy trì ngưỡng tốc độ của mình trong thời gian dài. Anh là nhân tố quan trọng trong đội hình Arsenal F.C. và là cầu thủ trẻ tuổi nhất từng khoác áo đội tuyển Anh trên đấu trường quốc tế.

4. Cristiano Ronaldo.
Ronaldo chính là mẫu cầu thủ mang đến sự mãn nhãn cho người xem. Với ngưỡng tốc độ 33,6 km/h, thần đồng Bồ Đào Nha trở thành tay săn bàn hàng đầu cho đội tuyển cũng như tại cấp CLB.

3. Aaron Lennon.
Aaron Lennon vừa ký hợp đồng với Everton F.C. vào cuối năm 2015 sau khi được cho mượn từ Tottenham. Anh đã được gọi vào đội tuyển Anh. Không phải là một tên tuổi lớn trong làng túc cầu nhưng anh thực sự là một trong những cầu thủ nhanh nhất với ngưỡng tốc độ 33,8 km/h.

2. Gareth Bale.
Cầu thủ xứ Wales có ngưỡng tốc độ 34,7 km/h đáng kinh ngạc. Vào năm 2006, anh là cầu thủ trẻ nhất đại diện cho đội tuyển xứ Wales trên trường quốc tế. Hiện tại anh là cầu thủ đắt giá thứ 2 thế giới sau Paul Pogba.

1. Antonio Valencia.
Với ngưỡng tốc độ 35,3 km/h, cầu thủ chạy cánh người Ecuador của Manchester United chính là cầu thủ nhanh nhất thế giới hiện nay. Anh thực sự là một “con ma tốc độ” trên sân cỏ. Anh đã đạt được rất nhiều danh hiệu cùng với Manchester United,


Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Trong bóng đá con người ta sinh ra rất nhiều các kĩ năng đặc biệt và kĩ thuật Rabona cũng là một kĩ thuật rất ảo diệu, Vậy lịch sử hình thành Rabona ra sao?

Kĩ thuật Rabona.

Ban đầu, kĩ thuật Rabona còn được gọi là "cú đá vắt chéo chân", chân sút được thực hiện ở đằng sau chân trụ làm người xem cảm thấy đẹp mắt và hơn hết là tạo bất ngờ với đối thủ. Kiểu sút bóng này đặc biệt phổ biến tại Nam Mỹ. Rabona đầu tiên được ghi vào năm 1948 bởi Ricardo Infante trong một trận đấu giữa Argentina Estudiantes de la Plata và Rosario Central.Nhưng Giovanni Roccotelli- cầu thủ người ý mới là người thực hiện thành thạo và thường xuyên thực hiện kĩ thuật này nên đã được NHM gọi là " Cha đẻ của Rabona".
Khi được phỏng vấn, ông cho biết: "Trong mỗi trận đấu người hâm mộ yêu cầu tôi làm điều đó, họ mong đợi nó. Đối với tôi đó là một điều tự nhiên.
"Tôi bắt đầu thực hiện kỹ thuật này từ khi còn rất nhỏ. Ít nhất tôi đã làm trước rất nhiều người khác.
"Bây giờ họ gọi là "Rabona" bởi vì Ronaldo đã thực hiện nó, nhưng Pele đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, anh nhớ một người Ý đã làm việc đó trước Ronaldo. Và đó chính là tôi"
Rabona cũng đã được rất nhiều cầu thủ thể hiện như: Di Maria, Marcos Rojo, Quaresma.... và nó đã mang đến cho bóng đá những hương vị đặc sắc càng làm cho bóng đá trở nên hấp dẫn hơn.

Những bàn thắng đẹp mắt theo phong cách Rabona:
Có thể bạn muốn xem thêm: Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất

Ký sự bóng đá: Cha đẻ của kĩ thuật Rabona là ai?

Trong bóng đá con người ta sinh ra rất nhiều các kĩ năng đặc biệt và kĩ thuật Rabona cũng là một kĩ thuật rất ảo diệu, Vậy lịch sử hình thành Rabona ra sao?

Kĩ thuật Rabona.

Ban đầu, kĩ thuật Rabona còn được gọi là "cú đá vắt chéo chân", chân sút được thực hiện ở đằng sau chân trụ làm người xem cảm thấy đẹp mắt và hơn hết là tạo bất ngờ với đối thủ. Kiểu sút bóng này đặc biệt phổ biến tại Nam Mỹ. Rabona đầu tiên được ghi vào năm 1948 bởi Ricardo Infante trong một trận đấu giữa Argentina Estudiantes de la Plata và Rosario Central.Nhưng Giovanni Roccotelli- cầu thủ người ý mới là người thực hiện thành thạo và thường xuyên thực hiện kĩ thuật này nên đã được NHM gọi là " Cha đẻ của Rabona".
Khi được phỏng vấn, ông cho biết: "Trong mỗi trận đấu người hâm mộ yêu cầu tôi làm điều đó, họ mong đợi nó. Đối với tôi đó là một điều tự nhiên.
"Tôi bắt đầu thực hiện kỹ thuật này từ khi còn rất nhỏ. Ít nhất tôi đã làm trước rất nhiều người khác.
"Bây giờ họ gọi là "Rabona" bởi vì Ronaldo đã thực hiện nó, nhưng Pele đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, anh nhớ một người Ý đã làm việc đó trước Ronaldo. Và đó chính là tôi"
Rabona cũng đã được rất nhiều cầu thủ thể hiện như: Di Maria, Marcos Rojo, Quaresma.... và nó đã mang đến cho bóng đá những hương vị đặc sắc càng làm cho bóng đá trở nên hấp dẫn hơn.

Những bàn thắng đẹp mắt theo phong cách Rabona:
Có thể bạn muốn xem thêm: Top 10 cầu thủ chạy nhanh nhất
Chắc hẳn những người yêu bóng đá không ai là không biết đến huyền thoại Pele nhưng chắc hẳn rất ít người biết về cuộc đời cũng như sự nghiệp của người đàn ông này.
Vua bóng đá Pele.
Pele tên thật là Edson Arantes do Nascimento sinh ngày 23/10/1940 tại Três Corações, Brazil. Ông là con đầu lòng của João Ramos và Dona Celeste, được đặt tên theo nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Thomas Edison. Từ nhỏ, Pelé đã cùng gia đình chuyển đến sống tại thành phố Bauru. Ngay từ nhỏ ô đã bộc lộ những phẩm chất thiên tài của một ngôi sao bóng đá
Được phát hiện bởi ngôi sao bóng đá Waldemar de Brito, Pele bắt đầu chơi cho CLB bóng đá Santos khi 15 tuổi, được vào ĐTQG năm 16 tuổi. Pele chơi ở các vị trí tiền đạo lùi, trung phong và cuối sự nghiệp là tiền vệ kiến thiết bóng. Kỹ thuật siêu hạng và thể lực thiên phú của Pele đã được cả thế giới ca ngợi. Ông nổi tiếng với kỹ năng rê dắt bóng không thể ngăn chặn nổi, những đường chuyền khôn ngoan, tốc độ, khả năng sút bóng uy lực và đánh đầu giỏi hiếm có với một tiền đạo Nam Mỹ.
Kĩ thuật đáng nể của Pele:




Thành tích trong sự nghiệp của Pele.
Cấp CLB:Kể từ khi chơi trận bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp năm 1956, Pele đã ở lại với CLB Santos và chơi ở đó gần hai thập kỷ. Thời kỳ đỉnh cao vinh quang trong lịch sử CLB bóng đá Santos gắn liền với những đóng góp to lớn của Pele. Trong những năm hoàng kim
 đó, Pele đã cùng CLB này giành được 2 Cúp Liên lục địa, 2 Cúp Libertadores, 5 chức VĐ Brazil, 10 chức VĐ bang cùng vô số chiếc cúp khác. Thứ quan trọng nhất mà Pele đóng góp cho Santos là những bàn thắng. Ông ghi được 1087 bàn thắng cho Santos trong 19 năm chơi cho CLB này. Bàn thắng thứ 1000 lịch sử của Pele cũng được ghi khi đang khoác áo Santos từ một quả penalty ở SVĐ Maracana trong trận gặp Vasco da Gama. Cho tới khi gần treo giầy, Pele mới sang Mỹ (khoác áo New York Cosmos) để thi đấu hai năm cuối (ghi thêm 64 bàn thắng bao gồm cả những bàn thắng mà Pele ghi được trong những trận đấu không thuộc các giải chính thức) với sứ mạng khai hóa bóng đá Bắc Mỹ.
Cấp đội tuyển quốc gia:Pele khoác áo ĐTQG Brazil lần đầu tiên là ở trận thua 1-2 trước Argentina ngày 7/7/1957. Một năm sau, Pele đã được cả thế giới biết đến. Thuỵ Điển chính là nơi thiên tài Pele thực sự phát lộ. Dù phải tới trận thứ ba của Brazil và cũng là trận cuối cùng vòng bảng gặp Liên Xô, Pele mới chơi trận đầu tiên của mình ở một VCK World Cup nhưng chính ông đã giúp Brazil thắng 2-0, với một đường chuyền bóng cho Vava ghi bàn thứ hai. Khi đó, Pele là cầu thủ trẻ nhất giải và cũng là cầu thủ trẻ nhất từng chơi ở World Cup. Bàn thắng đầu tiên của ông ở World Cup là trong trận gặp xứ Wales ở Tứ kết. Bàn thắng duy nhất của trận đấu đó đã giúp Brazil tiến vào Bán kết còn Pele trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất từng gặp ở World Cup ở 17 tuổi 239 ngày. Gặp Pháp ở bán kết, Brazil dẫn 2-1 sau khi kết thúc hiệp 1 và sau đó Pele ghi tiếp một hat-trick để trở thành cầu thủ trẻ nhất lịch sử World Cup làm được điều đó. Ngày 19/6/1958, Pele trở thành cầu thủ trẻ nhất đá trận CK World Cup ở 17 tuổi 249 ngày. Ông ghi 2 bàn trong trận đấu lịch sử mà Brazil đánh bại Thuỵ Điển 5-2 và giành ngôi VĐTG lần đầu tiên đó.
Khoảng thời gian sau đó, Pele liên tục gặp xui xẻo từ những chấn thương khá nặng (năm 1962 và 1966). Trở lại ĐTQG đầu năm 1969, Pele nhanh chóng có những đóng góp quan trọng. World Cup 1970 tại Mexico cũng là giải đấu lớn cuối cùng mà Pele khoác áo ĐTQG và cũng là giải mà ông thể hiện vai trò lớn nhất trong thành công của đội bóng. Pele liên tục tỏa sáng để đưa Brazil vào CK gặp Italia. Sau khi đánh đầu ghi bàn mở tỷ số, ông còn có hai đường chuyền quyết định trong các bàn thắng của Jairzinho và Carlos Alberto. Brazil thắng trận 4-1. 
Hình ảnh Pele nâng chiếc cúp Wordcup.

Trong sự nghiệp, Pele đã giành đc tổng cộng: 10 chức vô địch bang Sao Paolo (Campeonato Paulista các năm 1958, 1960, 1961, 196, 21964, 1965, 1967, 1968, 1969 và 1973); 3 Cúp vô địch giải liên bang Rio-Sao Paolo (Torneio Rio-Sao Paulo các năm 1959, 1963 và 1964); 1 Cúp vô địch Torneio Roberto Gomes Pedrosa (còn gọi là Taca de Prata, năm 1968); 5 chức vô địch Brazil (1961, 1962, 1963, 1964 và 1965); 2 Cúp Libertadores (1962 và 1963); 2 Cúp Liên lục địa (1962 và 1963); 1 Siêu Cúp Nam Mỹ (1968); 1 chức vô địch Bắc Mỹ (NASL Champions, năm 1977); 3 Cúp Vô địch thế giới (1958, 1962, 1970); 2 Cúp Roca (1957, 1963); 1 Cúp O'Higgins (1959); 1 Cúp Atlantica (1960).
Về cá nhân, ông đã gành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ năm 1973; VĐV xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Uỷ ban Olympic Quốc tế; Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA (chung với Diego Maradona); Giải thưởng thành tựu trọn đời (Laureus World Sports Awards) của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm 2000; Giải thưởng thanh tựu trọn đời dành cho Nhân vật thể thao của hãng truyền thông BBC tặng năm 2005.
Hiện nay mặc dù đã giải nghệ nhưng hình ảnh của Pelé vẫn không hề phai mờ trong lòng người hâm mộ. Năm 1978, ông được trao giải thưởng Hòa bình Thế giới vì những đóng góp của mình tại UNICEF. Ông còn là đại sứ của Liên hiệp quốc về môi trường và sinh thái. Ảnh hưởng của ông đến nền bóng đá thế giới vẫn là vô cùng lớn.
Xem thêm: Kí sự: Kĩ thuật Rabona





Cuộc đời và sự nghiệp của Vua bóng đá Pele

Chắc hẳn những người yêu bóng đá không ai là không biết đến huyền thoại Pele nhưng chắc hẳn rất ít người biết về cuộc đời cũng như sự nghiệp của người đàn ông này.
Vua bóng đá Pele.
Pele tên thật là Edson Arantes do Nascimento sinh ngày 23/10/1940 tại Três Corações, Brazil. Ông là con đầu lòng của João Ramos và Dona Celeste, được đặt tên theo nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Thomas Edison. Từ nhỏ, Pelé đã cùng gia đình chuyển đến sống tại thành phố Bauru. Ngay từ nhỏ ô đã bộc lộ những phẩm chất thiên tài của một ngôi sao bóng đá
Được phát hiện bởi ngôi sao bóng đá Waldemar de Brito, Pele bắt đầu chơi cho CLB bóng đá Santos khi 15 tuổi, được vào ĐTQG năm 16 tuổi. Pele chơi ở các vị trí tiền đạo lùi, trung phong và cuối sự nghiệp là tiền vệ kiến thiết bóng. Kỹ thuật siêu hạng và thể lực thiên phú của Pele đã được cả thế giới ca ngợi. Ông nổi tiếng với kỹ năng rê dắt bóng không thể ngăn chặn nổi, những đường chuyền khôn ngoan, tốc độ, khả năng sút bóng uy lực và đánh đầu giỏi hiếm có với một tiền đạo Nam Mỹ.
Kĩ thuật đáng nể của Pele:




Thành tích trong sự nghiệp của Pele.
Cấp CLB:Kể từ khi chơi trận bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp năm 1956, Pele đã ở lại với CLB Santos và chơi ở đó gần hai thập kỷ. Thời kỳ đỉnh cao vinh quang trong lịch sử CLB bóng đá Santos gắn liền với những đóng góp to lớn của Pele. Trong những năm hoàng kim
 đó, Pele đã cùng CLB này giành được 2 Cúp Liên lục địa, 2 Cúp Libertadores, 5 chức VĐ Brazil, 10 chức VĐ bang cùng vô số chiếc cúp khác. Thứ quan trọng nhất mà Pele đóng góp cho Santos là những bàn thắng. Ông ghi được 1087 bàn thắng cho Santos trong 19 năm chơi cho CLB này. Bàn thắng thứ 1000 lịch sử của Pele cũng được ghi khi đang khoác áo Santos từ một quả penalty ở SVĐ Maracana trong trận gặp Vasco da Gama. Cho tới khi gần treo giầy, Pele mới sang Mỹ (khoác áo New York Cosmos) để thi đấu hai năm cuối (ghi thêm 64 bàn thắng bao gồm cả những bàn thắng mà Pele ghi được trong những trận đấu không thuộc các giải chính thức) với sứ mạng khai hóa bóng đá Bắc Mỹ.
Cấp đội tuyển quốc gia:Pele khoác áo ĐTQG Brazil lần đầu tiên là ở trận thua 1-2 trước Argentina ngày 7/7/1957. Một năm sau, Pele đã được cả thế giới biết đến. Thuỵ Điển chính là nơi thiên tài Pele thực sự phát lộ. Dù phải tới trận thứ ba của Brazil và cũng là trận cuối cùng vòng bảng gặp Liên Xô, Pele mới chơi trận đầu tiên của mình ở một VCK World Cup nhưng chính ông đã giúp Brazil thắng 2-0, với một đường chuyền bóng cho Vava ghi bàn thứ hai. Khi đó, Pele là cầu thủ trẻ nhất giải và cũng là cầu thủ trẻ nhất từng chơi ở World Cup. Bàn thắng đầu tiên của ông ở World Cup là trong trận gặp xứ Wales ở Tứ kết. Bàn thắng duy nhất của trận đấu đó đã giúp Brazil tiến vào Bán kết còn Pele trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất từng gặp ở World Cup ở 17 tuổi 239 ngày. Gặp Pháp ở bán kết, Brazil dẫn 2-1 sau khi kết thúc hiệp 1 và sau đó Pele ghi tiếp một hat-trick để trở thành cầu thủ trẻ nhất lịch sử World Cup làm được điều đó. Ngày 19/6/1958, Pele trở thành cầu thủ trẻ nhất đá trận CK World Cup ở 17 tuổi 249 ngày. Ông ghi 2 bàn trong trận đấu lịch sử mà Brazil đánh bại Thuỵ Điển 5-2 và giành ngôi VĐTG lần đầu tiên đó.
Khoảng thời gian sau đó, Pele liên tục gặp xui xẻo từ những chấn thương khá nặng (năm 1962 và 1966). Trở lại ĐTQG đầu năm 1969, Pele nhanh chóng có những đóng góp quan trọng. World Cup 1970 tại Mexico cũng là giải đấu lớn cuối cùng mà Pele khoác áo ĐTQG và cũng là giải mà ông thể hiện vai trò lớn nhất trong thành công của đội bóng. Pele liên tục tỏa sáng để đưa Brazil vào CK gặp Italia. Sau khi đánh đầu ghi bàn mở tỷ số, ông còn có hai đường chuyền quyết định trong các bàn thắng của Jairzinho và Carlos Alberto. Brazil thắng trận 4-1. 
Hình ảnh Pele nâng chiếc cúp Wordcup.

Trong sự nghiệp, Pele đã giành đc tổng cộng: 10 chức vô địch bang Sao Paolo (Campeonato Paulista các năm 1958, 1960, 1961, 196, 21964, 1965, 1967, 1968, 1969 và 1973); 3 Cúp vô địch giải liên bang Rio-Sao Paolo (Torneio Rio-Sao Paulo các năm 1959, 1963 và 1964); 1 Cúp vô địch Torneio Roberto Gomes Pedrosa (còn gọi là Taca de Prata, năm 1968); 5 chức vô địch Brazil (1961, 1962, 1963, 1964 và 1965); 2 Cúp Libertadores (1962 và 1963); 2 Cúp Liên lục địa (1962 và 1963); 1 Siêu Cúp Nam Mỹ (1968); 1 chức vô địch Bắc Mỹ (NASL Champions, năm 1977); 3 Cúp Vô địch thế giới (1958, 1962, 1970); 2 Cúp Roca (1957, 1963); 1 Cúp O'Higgins (1959); 1 Cúp Atlantica (1960).
Về cá nhân, ông đã gành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ năm 1973; VĐV xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Uỷ ban Olympic Quốc tế; Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA (chung với Diego Maradona); Giải thưởng thành tựu trọn đời (Laureus World Sports Awards) của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm 2000; Giải thưởng thanh tựu trọn đời dành cho Nhân vật thể thao của hãng truyền thông BBC tặng năm 2005.
Hiện nay mặc dù đã giải nghệ nhưng hình ảnh của Pelé vẫn không hề phai mờ trong lòng người hâm mộ. Năm 1978, ông được trao giải thưởng Hòa bình Thế giới vì những đóng góp của mình tại UNICEF. Ông còn là đại sứ của Liên hiệp quốc về môi trường và sinh thái. Ảnh hưởng của ông đến nền bóng đá thế giới vẫn là vô cùng lớn.
Xem thêm: Kí sự: Kĩ thuật Rabona